Sắc lệnh 1059 Giáo_hoàng_Nicôla_II

Ông triệu tập một Thượng Hội đồng Giám mục tại Roma, trong đó quy định chỉ Giám mục do Giáo hoàng chọn mới được tấn phong và chỉ những hồng y Giám mục mới được bầu chọn Giáo hoàng.

Ngày 13.4.1059 đức Nicolas II ban hành một sắc lệnh có tầm quan trọng căn bản, có thể bảo đảm về mặt pháp lý quyền độc lập của Giáo hoàng trong tương lai:

"Chúng tôi ra lệnh và quyết định rằng, khi giáo người đứng đầu Giáo hội La Mã toàn năng này qua đời thì các hồng y-Giám mục trước hết sẽ giải quyết mọi việc một cách kỹ lưỡng nhất, sau đó sẽ lấy thêm các hồng y-giáo sĩ phụ giúp, rằng những người còn lại trong giáo chức và trong dân chúng sẽ đồng tình với cuộc bầu cử mới, rằng để trách khỏi nọc độc của sự mua chuộc len lỏi vào dưới cớ này cớ khác thì những người tu hành là người trước hết có quyền bầu ra người đứng đầu Giáo hội". Các hồng y lo tìm người kế vị rồi mới thông báo cho mọi người (và hoàng đế) biết. Sẽ chọn người ở Roma, nếu không ai có khả năng mới chọn người ở vùng khác"

Các giáo sĩ "cardinales" (từ chữ cardo: bản lề) trước tiên là những viên chức không thể bãi miễn của mỗi Giáo hội. Vào thế kỷ X và thế kỷ XI, người ta có thói quen dùng từ đó để chỉ những nhân vật chính trong Giáo hội, và ở Roma các nhân vật này có uy tín đặc biệt.

Có thể phân biệt các "hồng y-Giám mục"đứng đầu bảy địa phận rất gần Roma, các "hồng y-linh mục" phụ trách những nhà thờ lớn nhất của Roma (số lượng là hai mươi sáu nhà thờ vào thế kỷ XI), các "hồng y phó tế" gồm bảy người, thuộc bảy vùng giáo chức Roma trước khi trở thành viên chức cao cấp và cố vấn tòa thánh.

Đáng lưu ý là vào đầu thế kỷ XI, các hồng y chưa hợp thành hồng y đoàn. Thực chất hồng y đoàn thế kỷ X chỉ là hàng giáo sĩ Roma khoảng 40 vị: 7 hồng y Giám mục, 7 hồng y phó tế, còn lại là các hồng y linh mục.

Nhờ quyết định này, đức Nicolas II đưa việc bầu cử thành quy luật dành riêng cho hồng y đoàn, sự tuyển cử Giáo hoàng không còn ở tay hoàng đế nữa, nhưng do các Hồng y. Cũng từ đây trở đi, trừ ra một ít trường hợp (các Giáo hoàng đóng tại Avignon), còn thì các Giáo hoàng đều được lực chọn trong vòng Giáo phẩm La Mã. Tuy nhiên để thực hiện công cuộc cải cách vừa lớn lao vừa can đảm này đã dành cho hai vị Giáo hoàng Lêô IX (1049-1054) và Gregory VII (1073-1085).

Giáo hoàng Nicôla II đến nam Italia và nhận lời thề trung thành của các ông hoàng Normanđi là Richard I d’Aversa và Robert Guiscard để đổi lấy sự trao chức của họ và sự trung thành của họ. Giáo hoàng tin cậy vào sự ủng hộ của Normanđi để cân bằng với sức mạnh của đế quốc.